top of page
Search
batdongsan3939

Doanh nghiep xuat khau lao dong lao dao vi COVID 19

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh & Xã hội), 120.000 là con số người lao động đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) trung bình nhiều năm. Cá biệt, năm 2019, số lao động xuất khẩu đạt con số kỷ lục: 148.000 người. Thế nhưng, năm 2020, số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chỉ đạt trên 78.000 người. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực XKLĐ lao đao, khốn khó.



Doanh nghiệp... khóc


Trước dịch COVID-19, Công ty Cổ phần Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA) đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Rumani, Ba Lan, Trung Đông. Năm 2020, tổng số người được đưa đi là 195 người, so với năm trước đó trung bình 500 người/năm. Do dịch bệnh, nhiều học sinh, người lao động đã đào tạo xong nhưng không thể đi được. Năm 2020, SONA đào tạo nhân lực từ đầu năm nhưng đến cuối năm 2020 mới đi được một phần. Hiện còn tồn khoảng 20 người, phải về quê chờ đợi.


Ông Nguyễn Đức Nam - Tổng Giám đốc SONA cho hay, để cầm cự và vượt qua giai đoạn khó khăn chưa từng có, công ty phải ứng dụng và tổng hợp rất nhiều biện pháp: Điều chỉnh chi phí tiền lương (chỉ còn lương tối thiểu vùng theo quy định), cắt thưởng, lương kinh doanh không có, cắt giảm chi phí tiếp khách, đi lại, chi phí văn phòng,... Xác định giảm lương chỉ là biện pháp tạm thời, ông Nam cho hay về lâu dài công ty vẫn phải định hướng lại chiến lược kinh doanh. May mắn hơn rất nhiều DN khác, SONA có một mảnh đất và hiện đang xây dựng trung tâm đào tạo lái xe. Dự định này đã từng được lên kế hoạch, nhưng do tình hình thay đổi nhanh nên công ty nghiêm túc triển khai trong năm nay. “Thị trường nước ngoài đã khó khăn rồi, nay phải tập trung thị trường trong nước, tập trung mảng đào tạo, kết nối cho thue lao dong trong nước. Đây là lĩnh vực gần với lĩnh vực công ty đang hoạt động, đặc biệt là mảng đào tạo nên chúng tối sẽ đẩy mạnh thời gian tới”, ông Nam cho hay.


Bên cạnh đó, SONA phải tìm hoạt động kinh doanh khác trong nước để có doanh thu. Hiện công ty này đang xúc tiến hoạt động cho thuê lao động trong nước. Song song đó, thu hẹp văn phòng, cho thuê diện tích thừa. SONA cũng cho lao động nghỉ luân phiên (làm 3 buổi/tuần), lao động nào có nguyện vọng nghỉ thì cho nghỉ. “Trước dịch công ty có gần 100 người, nay còn 83 người”, ông Nam nói.


Cũng theo ông Nam, do đánh giá tình hình dịch bệnh còn căng thẳng, nếu có khả quan hơn phải đến giai đoạn cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022 nên công ty sẽ nỗ lực vận dụng mọi khả năng để trả lương được cho cán bộ, nhân viên và duy trì hoạt động. Ngay cả khi dịch bệnh thuyên giảm, các thị trường mở lại thì cũng không có chuyện tuyển người ồ ạt bởi rất nhiều DN nước bạn đã hoặc đang phá sản, nhu cầu tuyển dụng rất hạn chế, lại cạnh tranh khốc liệt. Ông Nam đánh giá thị trường sẽ thu hẹp trong những năm tới, cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Do đó, công ty xác định vẫn tiếp tục kết nối khách hàng cũ, đồng thời cân bằng giữa lĩnh vực XKLĐ với các công việc đang triển khai hiện tại.


Chung nỗi lo lắng, ông Bùi Hải Tân - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hợp tác đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam (Cty Việt Trí) cho hay, khó khăn nhất đối với DN hiện nay là tâm lý chung của người lao động không muốn đi. DN duy trì niềm tin trong khi chờ mở đường bay là cực kỳ khó khăn. Cty Việt Trí đã làm thủ tục cho gần 300 người xuất cảnh vào cuối năm 2020.


Hiện, Cty Việt Trí mở thêm mảng bất động sản để có doanh thu duy trì công ty. Theo ông Tân, Cty Việt Trí đã chuyển văn phòng đắt đỏ từ trung tâm thành phố về một khu đô thị vùng ven, thực hiện giãn việc/làm việc luân phiên cho người lao động. Đến thời điểm này DN đã cắt giảm 70% nhân sự, số còn làm việc chỉ hưởng lương cơ bản.


“Khó khăn lớn nhất là khi quá khó khăn, nhiều người lao động đã tìm việc khác để duy trì đời sống, khi có đường bay trở lại, chúng tôi chắc chắn không thể gọi đủ số người này quay về làm việc. Thứ hai là nhóm lao động chờ bay quá lâu và đổi ý. Năm qua có gần 100 người đã nộp tiền cọc, sau đó xin rút, Công ty giải quyết rất khó khăn”, ông Tân cho biết.


Cũng theo ông Tân, trước dịch, mỗi năm Cty Việt Trí đưa khoảng 500 người đi nước ngoài làm việc, năm nay cao điểm chưa đạt 100 người. Về nhân lực làm việc, lúc cao điểm Cty có 100 người, hiện nay chỉ còn 10 lao động.


Chỉ tiêu XKLĐ năm 2022 chỉ còn 60% so với cao điểm


Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, số lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2020 chưa đạt kế hoạch, chỉ tiêu đã đề ra. Số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2020 chỉ đạt trên 78.000 người.


Cụ thể, số lao động đi năm 2020 là 78.641 người, trong đó có 28.786 lao động nữ, đạt 60,5% kế hoạch Chính phủ giao năm 2020 và bằng 51,55% so với cùng kỳ năm 2019 (năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 152.530 lao động, trong đó có 54.700 lao động nữ).


Năm qua, thị trường Nhật Bản tiếp nhận 38.891 lao động; Đài Loan (Trung Quốc): 34.573 lao động; Hàn Quốc: 1.309 lao động; Rumania: 924 lao động; Ca-ta: 776 lao động; Trung Quốc: 596 lao động; Singapore: 537 lao động; Hồng Kôngc (Trung Quốc): 239 lao động; Uzbekistan: 227 lao động; CH Síp: 200 lao động; Ba Lan: 187 lao động; Algieria: 150 lao động;...


Mục tiêu trong năm 2021, ngành sẽ đưa được 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, phù hợp với trạng thái bình thường mới trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định.


Trao đổi với PV Báo Lao Động sáng 12.4, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, thị trường Đài Loan (Trung Quốc) lao động đi khá đều do quy mô DN nhỏ, nhà máy không bị ảnh hưởng nhiều và có thể linh hoạt chuyển đổi sản xuất. Các DN sử dụng chủ yếu lao động phổ thông, có thể bố trí chỗ ăn ở nên càng tiện tiếp nhận. Hiện số xuất cảnh vẫn đạt vài nghìn người/tháng.


Riêng Nhật Bản, Hàn Quốc do đa số lao động làm việc tại các DN lớn, quy mô sử dụng lao động nhiều và lao động kỹ thuật cao nên gần như bị đóng băng. Thị trường Hàn Quốc hiện đang đàm phán để mở lại trong thời gian tới.


Để tháo gỡ phần nào khó khăn cho DN trong thời gian tới, ông Nguyễn Đức Nam đề nghị Cục Quản lý lao động ngoài nước xem xét định hướng, có thể tổ chức hội thảo để các DN nhìn nhận rõ hơn con đường phía trước của mình. Các giấy tờ, thủ tục hành chính cũng cần cắt giảm.

181 views0 comments

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page